Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Quy trình xử lý vi phạm hành chính cũng như thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cũng là vấn đề được rất nhiều độc giả quan tâm. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng qua nội dung bài viết dưới đây.

Quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Sau khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, quy trình xử lý vi phạm được thực hiện như sau:

Bước 01. Tiến hành lập biên bản khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền lập biên bản khi phát hiện ra hành vi vi phạm được quy định tại Điều 69 Nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:

  • Với các hành vi đang xảy ra, người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản theo mẫu số 01 được ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BXD.
  • Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc, người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

Bước 02. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng

Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, người lập biên bản có thể ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu vi phạm đó thuộc thẩm quyền, trong trường hợp vi phạm đó không thuộc thẩm quyền, thì người lập biên bản tiến hành chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi vi phạm.

xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-xay-dung

Thời hạn ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng theo quy định là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm. Với các vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp và không thuộc trường hợp giải trình hoặc các vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn quy định tối đa là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

Theo quy định tại các điều từ Điều 71 đến Điều 78 của Nghị Định 139/2017/NĐ-CP thì thầm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng bao gồm các cơ quan, các nhân có thẩm quyền như sau

  •  Thanh tra viên xây dựng;
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ xây dựng, Sở xây dựng;
  • Chánh thanh tra Sở xây dựng;
  • Chánh thanh tra Bộ xây dựng;
  • Công an nhân dân;
  • Chủ tịch UBND các cấp.

Như vậy, để đảm bảo tính khách quan, cũng như tính chính xác của vụ việc thì các cơ quản tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng theo thẩm quyền đã được quy định theo luật.

xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-xay-dung

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 05 Nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:

  • Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác khoáng sản phục vụ xây dựng, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 2 năm

Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm theo quy định được tính như sau:

  • Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, thời hiệu khởi kiện tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm đó. Đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính là ngày bàn giao dự án, đưa vào sử dụng.
  • Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính từ thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm đó trong trường hợp người có trách nhiệm thẩm quyền đang thực hiện công vụ phát hiện ra vi phạm mà vi phạm này đang được thực hiện.
  • Với các cá nhân, tổ chức do các cơ quan thẩm quyền chuyển hồ sơ đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo khoản 1,2; điểm a, điểm b khoản 3 điều này.Trường hợp, cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhưng trốn tránh hoặc cản trở việc xử phạt của các cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu để tính xử phạt vi phạm hành chính sẽ được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Lời kết

Trên đây quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin bổ ích về quy trình cũng như thời hạn xử phạt đối với những vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN