Ô Quan Chưởng dấu tích còn sót lại trong 5 cửa ô Hà Nội 

Đã từ lâu, 5 cửa ô Hà Nội gắn bó với người dân Hà Nỗi dẫu trải qua bao thăng trầm lịch sử cùng sự đổi thay từng ngày của mảnh nghìn năm văn hiến. Tuy nhiên, ngày nay chỉ còn Ô Quan Chưởng là cửa ô còn giữ được kiến trúc vốn có của nó, 4 cửa ô còn lại hiện chỉ còn cái tên được gợi nhớ trong tâm trí mỗi người dân Hà Nội.

Dấu tích của 5 cửa ô Hà Nội qua thăng trầm lịch sử

Theo sách “ Bắc thành dư địa chí” được biên soạn đầu thế kỷ 19, thì trước đây Hà Nội có 21 cửa ô, sau đó đến năm 1831 vua Minh Mạng thành lập “ Tỉnh Hà Nội” thì bản đồ nội thành Hà Nội đã được vẽ lại và chỉ có 16 cửa ô là Yên Hoa, Yên Tĩnh, Thạch Khối, Phúc Lâm, Đông Hà, Trừng Thanh, Mỹ Lộc, Đông Yên, Tây Luông, Nhân Hoà, Thịnh Lãng, Yên Ninh, Kim Hoa, Thịnh Quang, Thanh Bảo, Thuỵ Chương. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài của lịch sử, thì ngày nay chỉ còn 5 cửa ô được nhớ đến.

5-cua-o-ha-noi

Thời xưa, cửa ô là lối ra vào thành, có quân lính chốt chặn với mục đích kiểm soát, thu thuế, ngăn ngừa đạo chính, canh chừng hỏa hoạn bảo vệ cuộc sống bình yên của vua quan cũng như dân chúng sống trong thành. Tuy nhiên, qua thời gian những cửa ô đó dần biến mất, chỉ để lại dấu vết của 5 cửa ô, như biểu tượng nhắc về thời ông cha, chứ không còn ý nghĩa như ban đầu.

5-cua-o-ha-noi

Ngày nay, đa phần dân số trẻ của thành phố chỉ còn biết đến 5 cửa ô gồm Ô Cầu Dền, ô Đông Mác, ô Quan Chưởng, ô Cầu Giấy, ô Chợ Dừa. Trong đó, chỉ còn duy nhất ô Quan Chưởng là vẫn giữ được hình hài kiến trúc vốn có của nó, vị trí của 4 cửa ô còn lại hiện nay cũng đã được thay thế bằng các ngôi nhà, hàng quán.

Ô Quan Chưởng nơi lưu giữ lịch sử cần được gìn giữ

Ô Quan Chưởng hay còn gọi là Ô Đông Hà được xây dựng để tưởng nhớ công lao của quan Chưởng Cơ, người đã cùng 100 binh lính nhà Nguyễn chốt chặn ở cửa ô Đông Hà quyết tâm chiến đấu đến cùng để chống quân Pháp xâm lược Hà Nội ngày 20/11/1873.

Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông của kinh thành Thăng Long, cách bến Sông Hồng khoảng 80m rất thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán giữa kinh thành với các vùng giáp kinh thành.

5-cua-o-ha-noi

Ngày nay, ô Quan Chưởng vẫn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu với lối kiến trúc đặc trưng của nhà Nguyễn – kiểu vọng lâu có cửa chính ở giữa và 2 cửa phụ 2 bên, với cổng cao 3m, cùng vọng lâu với kiểu mái uốn cong đặt trên tầng 2, có lan can bao quanh. Năm 1881 Tổng đốc Hoàng Diệu còn cho đặt tấm bia đá trên tường phía trái cửa chính, tấm bia ghi lệnh cấm người canh gác cửa ô không được sách nhiễu dân chúng khi họ đi qua lại cửa ô. Phía trên cổng chính và dưới vọng lâu có để 3 cũ Hán lớn Đông Hà Môn nghĩa là cửa ô Đông Hà

Trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt, cùng mưa bom bão đạn mà quân thù đổ xuống, cửa ô Quan Chưởng vẫn tồn tại như minh chứng lịch sử về thời vàng son của kinh thành Thăng Long xưa. Bởi vậy, năm 2009, Hà Nội đã lập dự án bảo tồn Ô Quan Chưởng nhằm góp phần giữ gìn kiến trúc cũng như lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa của cửa ô duy nhất còn sót lại của kinh thành Thăng Long. Ngày nay, tuy không còn giữ được nét cổ kính ngày nào, xong Ô Quan Chưởng vẫn là biểu tượng của thủ đô ngàn năm văn hiến.

Lời kết

Có thể nói, cửa ô Quan Chưởng nói riêng hay 5 cửa ô Hà Nội nói chung đã trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội, nơi lưu giữ những dấu mốc lịch sử quan trọng của thủ đô cũng như song hành cùng những bước phát triển vượt bậc của mảnh đất lịch sử ngàn năm văn hiến. Hy vọng, người dân thủ đô sẽ cùng chung tay để bảo tồn di tích này, để con cháu muôn đời sau thêm hiểu biết về lịch sử của mảnh đất này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN