Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Tựa Chốn Thần Tiên Của Chùa Địa Tạng Phi  Lai Tự 

Khi cảm thấy mệt mỏi, muộn phiền bủa vây, người ta thường tìm đến những nơi yên bình để tâm hồn được thanh thản. Cách Hà Nội 70km, tại Hà Nam có một ngôi chùa mang tên Địa Tạng Phi Lai Tự. Nơi mà có cảnh vật tựa chốn thần tiên cùng không gian vô cùng bình yên. 

Lịch sử của Địa Tạng Phi Lai Tự 

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm gọn trong lòng dãy núi Phi Lai thuộc tỉnh Hà Nam. Chùa tựa lưng vào dãy núi mà núi mang thế ngai vàng, bên cạnh là tả thanh long và hữu bạch hổ. Ngôi chùa đã có mặt ở đây từ ngàn năm trước từ thời Lý, Trần của dân tộc. 

dia-tang-phi-lai-tu

Trước đây chùa có tên là chùa Đùng, bị bỏ hoang và xuống cấp cực kỳ nghiêm trọng. Sau này được Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận và tu sửa, xây dựng lại và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai. Hay còn có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát. Cái tên cũng có nguồn gốc từ câu nói của vua Tự Đức, sau khi cầu tự và rời đi ngài có nhắc đến “Phi Lai”. “Phi” có thể là quay trở lại hoặc cũng có thể là không quay trở lại. 

Quy mô của chùa hiện có chùa Tam Bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ ông Đức, đức Thánh Hiền, khu nhà ở, giảng đường và nơi ở của các phật tử. Ngôi chùa được bao trùm và che chở bởi rừng thông. 

dia-tang-phi-lai-tu

Kiến trúc của chùa đơn giản nhưng lại gợi cảm giác cực kỳ thanh tao và thoát tục mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được. Trước sân chùa cổ Địa Tạng có rải những viên sỏi trắng trông vô cùng tinh khiết và say đắm lòng người. 

Đại đức Thích Minh Quang cho hay: “Qua tìm hiểu thông tin từ dân làng thì chùa Đùng được xây dựng vào khoảng thế kỷ 10 với quy mô là 120 gian. Rất nhiều đời vua chúa đã từng về đây để cầu nguyện.”

Dưới chân của chùa là nơi mà dân làng Tháp sinh sống. Nguồn gốc của cái tên Tháp này cũng xuất phát từ việc tháp Phổ Đồng được đặt trên đỉnh núi cao. Khi nắng chiếu vào, bóng tháp sẽ đổ xuống làng bên cạnh chùa Đùng nên được gọi là làng Tháp. 

Chùa Địa Tạng mang kiến trúc Chăm pa cực kỳ rõ rệt. Các sư thầy thường nhặt được những mẫu gạch cổ đại khi có mưa gió. Tất cả những mẫu vật này đều được cất giữ cẩn thận.  

Khám phá vẻ đẹp bên trong của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Đường vào chùa trải đầy những viên sỏi trắng tạo cảm giác tinh khiết và lòng người trở nên thanh thoát hơn. Ngay trước khu Tổ đường bạn sẽ nhìn thấy 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi. Điều này tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. 

dia-tang-phi-lai-tu

Cũng giống như bố cục của những ngôi chùa khác, chùa hiện có tòa Tam Bảo lớn nhất với tượng Đức Địa Tạng cực kỳ uy nghiêm. Bên phải nhà thờ Tổ là nơi để tôn thờ các vị trụ trì những đời trước của chùa. 

Bên cạnh đó còn có một tòa điện nhỏ được dùng để thờ Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền. 

Khi du khách đến tham quan chùa sẽ được sắp xếp ở khu nhà khách nên bạn có thể an tâm trải nghiệm các khóa tu cũng như tham quan mọi ngóc ngách của chùa. 

Mỗi năm chùa thu hút rất nhiều người dân địa phương cũng như du khách khắp cả nước viếng thăm. Đây không những là nơi thờ tự thiêng liêng mà còn là nơi có thể giúp du khách hưởng thụ cảm giác bình an, tránh xa ồn ào chốn đô thị. 

dia-tang-phi-lai-tu

Trong khuôn viên chùa bạn sẽ bắt gặp các loại trái cây, thảo dược, rau rừng,… tất cả đều được các vị sư và người dân chăm sóc cẩn thận. Ngoài ra, dưới chân núi còn có một nhà khoảng 20m2 được dùng riêng cho việc trồng nấm. 

Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn đến đây với những cuốn sách nuôi dưỡng tâm hồn. Hoặc thư thái bên cạnh những ly trà và ngắm nhìn bầu trời. Cảm giác bản thân đã rời xa những lo toan, bộn bề trong cuộc sống, thả mình dưới bầu trời bình yên mà chùa Địa Tạng mang lại thật sự là cảm giác không thể thốt nên lời. 

5 lưu ý khi viếng thăm chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

  1. Nên lựa chọn các thời điểm như Tết Nguyên Đán, Chợ Quê (9-10/1 AL), khóa tu mùa hè (tháng 6-7 AL), lễ Vu Lan, lễ Vía ngài Địa Tạng Bồ Tát (30/07 AL), tết Trung thu, tham gia gói bánh trước Tết. Đây là thời gian vô cùng thích hợp để trải nghiệm cũng như tham gia khóa tu tốt nhất.
  2. Khi đến chùa nên mang giày thể thao hoặc giày có đế mềm để thuận tiện cho việc di chuyển vì không gian chùa vô cùng rộng.
  3. Những bộ đồ lịch sự, kín đáo, để phù hợp với chốn tâm linh
  4. Không bỏ tiền lên các tượng Phật bởi sẽ làm mất mỹ quan của chùa. Thay vào đó hãy để tiền vào thùng công đức. 
  5. Khi gặp sư thầy, sư cô trong chùa bạn nên chắp tay hình búp sen và chào hỏi nhẹ nhàng. Nếu là các bạn cùng khóa tu hãy nở nụ cười để trao nhau sự ấm áp tình thương. 

Lời kết

Hy vọng với những chia sẻ về chùa Địa Tạng Phi Lai Tự giúp bạn có được địa điểm mới trong hành trình tâm linh của mình. Thật sự đây là nơi rất phù hợp với những bạn đang cảm thấy bế tắc, mệt mỏi với bộn bề lo toan trong cuộc sống. Hãy gác bỏ mọi thứ khiến bạn mệt mỏi và tìm đến chùa để hưởng thụ cảm giác bình an trong tâm hồn. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN