Quy định về giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ là quy định được các nhà thầu rất quan tâm, giúp các nhà thầu thực hiện tốt các công trình thi công xây dựng mà không vi phạm quy định của pháp luật. Chính vì thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định về giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ.
Khái niệm về nhà thầu phụ, nhà thầu chính
Muốn biết được quy định về giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ trong các hoạt động đấu thầu, ta cần làm rõ khái niệm về nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng đã ký với nhà thầu chính, việc lựa chọn nhà thầu phụ phải được đề xuất ngay trên hồ sơ dự thầu. Căn cứ vào loại công việc, mức độ quan trọng của công việc mà nhà thầu phụ được phân ra thành nhà thầu phụ và nhà thầu phụ đặc biệt, trong đó nhà thầu phụ đặc biệt sẽ là các đơn vị chịu trách nhiệm thi công những công việc yêu cầu tính kỹ thuật cao, ảnh hưởng lớn tới chất lượng toàn bộ công trình.
Nhà thầu chính là nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm dự thầu, đứng tên đấu thầu đồng thời sẽ là đơn vị ký kết hợp đồng và chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nếu như trúng thầu. Nhà thầu chính có quyền lựa chọn nhà thầu phụ đồng thời có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc của nhà thầu phụ đã ký kết hợp đồng.
Với những công trình lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, có sự tham gia dự thầu của các nhà nước ngoài, thì Luật Đấu Thầu 2013 cũng có những quy định rõ ràng nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhà thầu tại Việt Nam. Theo đó, khi nhà đấu thầu nước ngoài tham gia dự thầu công trình xây dựng tại Việt Nam mà cần nhà thầu phụ thì phải ưu tiên lựa chọn các nhà thầu phụ tại Việt Nam, trong trường hợp các nhà thầu phụ của Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu năng lực trong việc thực hiện công trình thì nhà thầu nước ngoài mới được tìm kiếm các nhà thầu ngoài nước. Tỷ lệ phần việc giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu Việt Nam sẽ dựa trên năng lực, thỏa thuận cụ thể giữa hai bên, đồng thời hai bên cần thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để đảm bảo chất lượng, cũng như tiến độ hoàn thiện công trình như kế hoạch lúc dự thầu đặt ra.
Quy định về giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ
Hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về giá trị tối đa cho nhà thầu phụ, do vậy giá trị gói thầu mà nhà thầu phụ sẽ thực hiện sẽ dựa trên thỏa thuận giữa hai bên: nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Tuy nhiên nhà thầu chính vẫn phải chịu trách nhiệm tới toàn bộ chất lượng công trình theo như hồ sơ dự thầu ban đầu. Do vậy, để đảm bảo chất lượng công trình nhận thầu, nhà thầu chính sẽ trực tiếp lựa chọn nhà thầu phụ dựa trên năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đồng thời có trách nhiệm thỏa thuận, phân chia công việc phù hợp với năng lực của nhà thầu phụ để đảm bảo nhà thầu phụ có thể hoàn thiện tốt được phần công việc theo đúng năng lực của họ. Nhà thầu phụ sẽ ký hợp đồng để nhận bàn giao công việc, giá trị phần công việc đồng thời chịu trách nhiệm với nhà thầu chính phần công việc mà đơn vị nhận thầu.
Tuy nhiên, nhà thầu chính cần phải đăng ký cung cấp thông tin của nhà thầu phụ ngay khi làm hồ sơ dự thầu để chủ đầu tư có thể kiêm tra được năng lực của nhà thầu phụ và đưa ra quyết định nhà thầu chính có được sử dụng nhà thầu phụ đó hay không hoặc nhà thầu chính đó đủ năng lực để trúng thầu thực hiện dự án đó hay không. Trường hợp nhà thầu chính cố tình dùng nhà thầu phụ mà không đăng ký ngay từ khi làm hồ sơ dự thầu, thì sẽ bị coi là chuyển nhượng thầu, đây là hành vi bị cấm trong đấu thầu.
Khi đó, tùy theo giá trị chuyển nhượng thầu, tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan Nhà nước sẽ đưa ra hình thức xử lý phù hợp đối với nhà thầu chính đó.
Lời kết
Hy vọng, qua bài viết thì đáp án cho câu hỏi quy định về giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ sẽ là giá trị phần công việc giao cho nhà thầu phụ sẽ phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ cũng như hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Tuy nhiên, nhà thầu chính vẫn phải chịu trách nhiệm về toàn bộ gói thầu trước chủ đầu tư công trình.